Du học là "cơ hội vàng" để du học sinh rèn luyện lối sống tự lập,ầntìmhiểuvàchuẩnbịnhữnggìtrướckhiđiduhọklever fruit tách mình ra khỏi sự che chở, bảo bọc của gia đình.
Nhiều cơ hội nhưng phải biết vượt qua những khó khăn
Với mong muốn được tiếp cận những kiến thức mới mẻ, cách làm việc hiện đại nên Ngô Thị Ngọc Sương (21 tuổi), quê ở tỉnh Trà Vinh đã chọn đi du học Canada.
Cô nàng chia sẻ có ước mơ đi du học Canada khi còn là sinh viên năm nhất ngành truyền thông đa phương tiện. Vì vậy, Sương tự tìm hiểu thông tin du học qua internet, người thân và bạn bè. Sau khi trải qua một năm học đại học, để tập trung theo đuổi ước mơ của mình, Sương quyết định bảo lưu kết quả ở trường và cố gắng học IELTS tại trung tâm để thi đỗ kỳ thi tuyển sinh du học. Hiện tại, Sương là du học sinh chuyên ngành business administration - marketing tại Trường Mohawk College, Canada.
"Bây giờ một mình sống ở đất khách thì mình cảm thấy đã tự lập, trưởng thành hơn. Bởi vì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với những gì mình làm ra và sẽ không có bố mẹ bên cạnh để an ủi, vỗ về như lúc trước nữa", Ngô Sương tâm sự.
Cũng giống Ngọc Sương mong muốn được tìm hiểu những điều mới mẻ, Nguyễn Thị Khánh Linh (21 tuổi, quê ở tỉnh Đắk Lắk) đã chọn đi du học tại Hàn Quốc.
Khánh Linh, cho biết: "Hàn Quốc không chỉ là một điểm du lịch mà còn là một nền văn hóa sôi động. Ngay từ khi còn học ở bậc THCS, Khánh Linh đã "chung nhịp đập" với đất nước này bởi những nhóm nhạc hàng đầu và các bộ phim tình cảm của xứ sở của món kim chi".
Khánh Linh thừa nhận rằng mình cũng đã bị trầm cảm nhẹ sau khoảng thời gian sang Hàn Quốc sinh sống với những sự khác biệt văn hóa, rào cản ngôn ngữ, việc học tập quá nặng nề, áp lực về kinh tế và đặc biệt là sự kỳ vọng của bản thân, gia đình với "mác" du học sinh.
Ngoài ra, Khánh Linh cho rằng du học sinh cũng không tránh khỏi cảm giác cô đơn khi xa nhà. "Mình là người hướng nội nên không có nhiều bạn bè như hồi ở Việt Nam. Những ngày lễ tết hay lúc mệt mỏi cũng không biết tâm sự với ai khiến mình càng cảm thấy cô đơn", Khánh Linh bộc bạch.
Không gặp phải tình trạng trầm cảm như Khánh Linh nhưng Ngọc Sương cũng trăn trở, loay hoay. Ngọc Sương cho biết: "Việc sử dụng tiếng Anh hoàn toàn trong cuộc sống và học tập đôi lúc làm mình bị đảo lộn. Mặc dù đã có nhiều năm ôn luyện tiếng Anh và đạt được IELTS 6.5 nhưng tốc độ nói của người bản xứ rất nhanh, lại hay sử dụng những từ lóng và thường xuyên nói bằng giọng địa phương khiến mình khó nghe, khó hiểu và bị chơi vơi. Ngoài ra, mình cũng bị áp lực, lo lắng và mệt mỏi khi phải học tập với tần suất dày đặc hơn".
Hằng ngày, Sương đều dậy từ 6 giờ và tự bắt xe buýt hơn 1 tiếng đồng hồ để đến trường. Khoảng thời gian đầu, do chưa quen lộ trình nên Sương đã trễ học liên tục do bắt nhầm chuyến xe buýt, đứng nhầm trạm và phải nhờ sự trợ giúp của người dân địa phương mới mình về được đến nhà. "Quả thật có những thứ phải tự mình trải nghiệm mới thấy thấm thía", Sương nói.
Cần chuẩn bị và tập luyện các kỹ năng sống tự lập trước khi đi du học
Theo thạc sĩ Lê Đào Anh Khương, giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, trước những khó khăn và áp lực mà các bạn du học sinh gặp phải khiến nhiều bạn sẽ rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý.
"Khủng hoảng tâm lý là sự khó thích nghi của người học với văn hóa địa phương và quá trình học tập có phần khác biệt, từ đó dẫn đến các hoảng loạn, lo lắng. Đặc biệt, một vài tình huống khủng hoảng có tính chất vượt quá ngưỡng chịu đựng tâm lý bình thường, diễn ra đột ngột hoặc đã diễn ra trong thời gian dài mới bùng phát", thạc sĩ Anh Khương nói.
Dựa trên kinh nghiệm cá nhân trong quá trình du học, thạc sĩ Anh Khương chia sẻ bản thân người chuẩn bị du học cần tập luyện các kỹ năng sống tự lập như: tự điều hòa căng thẳng, cảm xúc, biết cách tự nấu ăn để tránh cảm giác nhớ hương vị quê nhà, gia tăng bạn bè đang học cùng hoặc ở cùng quốc gia để duy trì các gắn kết xã hội.
"Bên cạnh đó, người học cũng cần nắm bắt văn hóa nước sở tại để tránh những lối hành xử thiếu tôn trọng hay các luật ngầm ở từng quốc gia. Việc tinh tế tìm hiểu văn hóa là cách giúp bạn giảm đi các tổn hại trong quá trình học tập và làm việc tại nước bạn", thạc sĩ Anh Khương chia sẻ thêm.
Cũng theo thạc sĩ Lê Đào Anh Khương, sự ổn định tài chính, ngôn ngữ quen thuộc và chương trình học gần với đam mê là 3 yếu tố giúp sinh viên hạn chế hoặc dễ dàng hơn trong việc đương đầu với sự khác biệt của quốc gia mình chọn đến du học.
"Đây là những yếu tố các bạn cần thêm vào bộ lọc của mình khi lựa chọn đất nước nào đó để dừng chân. Ngoài ra, khi đi du học, các bạn cũng nên thường xuyên trao đổi với gia đình, chia sẻ những ưu tư khó khăn hoặc nếu cần hãy tìm đến chuyên viên tham vấn tâm lý (từ xa) để có thể giảm bớt các khủng hoảng. Việc chia sẻ nỗi lo sẽ giúp bản thân giảm căng thẳng hơn và cũng có thêm các góp ý, đề xuất cho hành trình sắp tới của mình", thạc sĩ Anh Khương chia sẻ.