TheĐềnghịkhiểntráchlãnhđạoEVNvìđểmiềnBắcthiếuđiệmu88o kết luận thanh tra của Bộ Công Thương hồi tháng 7, EVN chậm đầu tư nguồn, lưới điện; điều độ hệ thống mất cân đối dẫn tới thiếu điện mùa khô 2023. Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết đã chỉ đạo EVN và các đơn vị liên quan kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm để xử lý.
Theo đó, 24 đơn vị thuộc EVN đã tổ chức kiểm điểm 85 tập thể, 161 cá nhân. Với cấp lãnh đạo EVN, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đề xuất kỷ luật khiển trách với ông Dương Quang Thành, nguyên Chủ tịch HĐTV EVN; ông Trần Đình Nhân, Tổng giám đốc EVN; Phó tổng giám đốc Ngô Sơn Hải và Giám đốc, Phó giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0).
Cơ quan này cho biết việc xử lý kỷ luật với các cá nhân trên nguyên tắc công minh, khách quan, không bỏ lọt tập thể, cá nhân vi phạm.
Cùng quá trình kiểm điểm, xử lý kỷ luật, Ủy ban cũng xem xét, điều động nhiệm vụ khác hoặc cho nghỉ công tác với Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân theo nguyên vọng. Nhân sự thay thế sẽ được kiện toàn, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Cuối tháng 8, EVN kiểm điểm nhiều tập thể Hội đồng thành viên, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc liên quan việc để xảy ra thiếu điện.
Tập thể Ban giám đốc, Giám đốc các đơn vị trực thuộc, như Công ty Nhiệt điện Thái Bình, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Công ty Mua bán điện, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0), và một số lãnh đạo ban, trưởng ban của tập đoàn cũng được xem xét, kiểm điểm.
Lãnh đạo Tổng công ty truyền tải điện quốc gia (EVNNPT), 5 tổng công ty điện lực, 3 tổng công ty Phát điện, tập thể ban giám đốc, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Thủ Đức cũng bị kiểm điểm để khắc phục những tồn tại, chấn chỉnh trong quản lý, điều hành cung ứng điện.
Từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6, miền Bắc thường xuyên bị mất điện. Nguyên nhân là lượng điện tiêu thụ tăng mạnh trong khi thủy điện, một trong hai nguồn cung chính bị sụt giảm huy động do hạn hán. Nhiều doanh nghiệp có nhà máy tại các khu công nghiệp phía Bắc vì thế bị cắt điện trong nhiều giờ, liên tục trong tuần.
World Bank ước tính, phí tổn kinh tế của các đợt mất điện tháng 5, 6 vừa qua khoảng 1,4 tỷ USD, tương đương 0,3% GDP. Mặt khác, dựa vào ước tính việc thiếu hụt nguồn cung đến tháng 6, World Bank đánh giá, nhu cầu năng lượng không được đáp ứng cũng sẽ dẫn đến tổn thất về doanh thu cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam khoảng 75 triệu USD.